Đối với các doanh nghiệp, việc tự tạo website chính thức là điều rất cần thiết. Khi sở hữu một website riêng, bản thân công ty sẽ trở nên uy tín và được nhiều người biết đến hơn. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng chắc chắn sẽ được thúc đẩy, tăng trưởng. Không chỉ riêng doanh nghiệp, các cá nhân cũng có thể thu được nhiều lợi ích thông qua việc tạo website. Blog cá nhân là một ví dụ. Người dùng thông qua việc cho phép các quảng cáo xuất hiện trên website blog cá nhân của mình, có thể thu về một nguồn thu nhập tương đối ổn định.
Việc tạo website có thể đem lại cho cả doanh nghiệp và cả nhân nhiều nguồn lợi về lâu dài. Vậy, làm thế nào để có thể tạo được một website khi không phải dân công nghệ? Để có thể tạo ra được một trang web, bạn cần trải qua 6 bước siêu cơ bản mà kể cả người không thành thạo sử dụng máy tính cũng có thể thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết, cụ thể hơn về 5 bước này.
1. Lựa chọn loại hình và các tính năng của website
Việc xây dựng một dàn ý chỉn chu trước khi bắt đầu viết một bài văn hoàn chỉnh sẽ khiến cho bài văn được của bạn được trau chuốt, tỉ mỉ và khoa học hơn. Tương tự, việc suy nghĩ ý tưởng kĩ lưỡng và xác định mục tiêu rõ ràng trước khi lập ra một trang web sẽ giúp quá trình tạo website trở nên đơn giản hơn rất nhiều.Cụ thể hơn, có hai yếu tố chính mà bạn cần phải xác định trước khi tạo một trang web: loại hình website và các tính năng của website.
Trước tiên, xét về loại hình, hiện nay, loại hình website vô cùng đa dạng. Mỗi loại hình phục vụ các nhu cầu khác nhau, có thiết kế, giao diện, tính năng, ứng dụng tích hợp và hiệu quả riêng biệt. Do đó, việc lựa chọn loại hình website phù hợp là điều gần như quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tạo website. Nhìn chung, có một số loại hình website cơ bản như website bán hàng, website doanh nghiệp, website giáo dục, website tin tức, báo điện tử, website dạng forum (diễn đàn), website dạng Blog cá nhân, website dạng Landing page dùng cho các chiến dịch quảng cáo…
Xét về tính năng, các tính năng của website cũng rất đa dạng. Tiêu chí lựa chọn các tính năng này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại hình website. Ví dụ, ở loại hình website bán hàng, các tính năng mua hàng như giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán trực tuyến nên được trang bị. Còn đối với một website forum (diễn đàn), các tính năng được trang bị nên là đăng ký/ đăng nhập thành viên, trang thảo luận theo topic.
2. Mua domain (tên miền) khả dụng cho trang web
Sau khi xác định được loại hình và các tính năng cho website, bạn đọc cần phải đăng ký tên miền cho trang web. Nói một cách đơn giản, tên miền, hay còn gọi là domain, là từ hoặc cụm từ mà người dùng có thể thông qua để tìm đến trang web. Tên miền có thể được lựa chọn dựa trên sở thích hoặc điểm đặc trưng của cá nhân, doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm. Sau khi đã có ý tưởng cho tên miền, người dùng cần kiểm tra tên miền khả dụng tại website của các đơn vị cung cấp tên miền uy tín. Nếu chưa có đơn vị nào đăng ký trước tên miền mà bạn đã chọn, bạn có thể đặt mua tên miền đó theo mức giá được công khai.
3. Thuê web hosting
Để tạo website, web hosting và tên miền cần được hosting lại với nhau. Vậy web hosting là gì? Web hosting là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu (data) của một website mà thông qua nó, người dùng có thể thực hiện quá trình truy cập dữ liệu. Web hosting có thể cần thiết hoặc không cần thiết đối với từng loại website khác nhau.
4. Chọn nền tảng tạo website phù hợp
Hiện nay, có 4 nền tảng web phổ biến nhất trên thị trường lần lượt là CMS, Website Builder, Website tự code và Cloud Platform. Đối với nền tảng CMS, 3 thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay lần lượt là WordPress, Drupal và Joomla. Trong đó, WordPress là thương hiệu được đánh giá cao nhất. Đối với nền tảng Website Builder, Wix được đánh giá là một trong những nền tảng website tiêu biểu nhất và là công cụ tự tạo website nhanh chóng, đơn giản và dễ sử dụng nhất. Đối với nền tảng Website tự code, hay còn gọi là code tay, website được tạo sẽ có nhiều tính năng và giao diện khác biệt rõ rệt so với các website khác. Tuy nhiên, chi phí triển khai loại website này tương đối cao và quá trình nâng cấp website sau này cũng rất khó khăn. Đối với nền tảng Cloud Platform, website sẽ được tạo trên hosting của nền tảng nên trong suốt quá trình tạo lập cho đến sử dụng, nâng cấp website, doanh nghiệp/ cá nhân không cần tự làm phần nào cả.
Xem thêm: Chọn WordPress hay PHP cho một website?
5. Lập chiến lược phát triển nội dung và tiếp thị website
Sau khi tạo website thành công, người dùng cần phải lập một chiến lược triển khai, phát triển nội dung, tiếp thị và danh sách các công cụ cần thiết cho chiến lược đó. Cụ thể, xét về chiến lược triển khai, phát triển nội dung, mỗi loại hình website lại cần một chiến lược khác nhau, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của website đó. Ví dụ, đối với một website bán hàng, nội dung trang web này nên bao gồm hình ảnh, thông tin mô tả sản phẩm, nội dung chính sách và thông tin liên hệ. Xét về chiến lược triển khai, phát triển tiếp thị (marketing), một kế hoạch truyền thông phù hợp với từng giai đoạn phát triển của website là vô cùng quan trọng để trang web có thể được biết đến nhiều hơn, đạt lượng truy cập cao hơn và thực hiện chuyển đổi hiệu quả tốt hơn.
Một số phương pháp truyền thông phổ biến có thể kể đến như Promote Social, Promote Forum, SEO web, quảng cáo và tiếp thị truyền thống. Xét về các công cụ cần thiết khi phát triển website, một số công cụ được khuyên dùng hiện nay lần lượt là công cụ nghiên cứu từ khóa, công cụ phân tích website, công cụ kiểm tra trùng lặp nội dung, công cụ tối ưu SEO onpage, công cụ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa và công cụ kiểm tra tốc độ tải trang.
Đó là 5 bước tạo website cơ bản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Chúc bạn thành công!